Hai chị em có nhiễm sắc thể của nam giới

Khi tiếp nhận bệnh nhân có nhu cầu tái tạo lại bộ phận sinh dục TS.BS Phạm Thị Việt Dung, Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cũng nhiều phen lúng túng, vì rất nhiều trường hợp bệnh nhân bản chất là nam giới (nhiễm sắc thể) nhưng hình thể bên ngoài như nữ giới, nên bác sĩ không biết gọi là cô hay cậu.

Đó là những trường hợp bệnh nhân mắc phải hội chứng không nhạy cảm với Androgen. Họ là những người nam giới nhưng không đáp ứng với Androgen tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà có thể phát triển hoàn toàn giống nữ giới có 2 bộ phận sinh dục (nam và nữ).

Bác sĩ Dung đã từng tiếp nhận trường hợp hai chị em (ở Quảng Ngãi, khoảng 23-26 tuổi) có ngoài hình bên ngoài xinh đẹp nhưng thực chất lại là nam giới (theo nhiễm sắc thể). Cả hai chị em của gia đình này đều mắc phải Hội chứng không nhạy cảm với Androgen.

Hai cô gái trẻ này đã tới xin tư vấn bác sĩ Dung để tái tạo lại bộ phận sinh dục. Người chị có ngoại hình giống con trai hơn thì mong muốn có âm đạo để lấy chồng. Còn người em hình thể bên ngoài rất nữ tính thì lại muốn phẫu thuật tạo dương vật để trở thành người đàn ông đúng nghĩa.

Trớ trêu bệnh nhân có bộ phận sinh dục kỳ lạ khiến bác sĩ lúng túng không biết nam hay nữ - Ảnh 1.

Bác sĩ Dung đang mổ tái tạo bộ phận sinh dục cho một bệnh nhân.

“Về bản chất cả hai trường hợp này đều là con trai nhưng họ chọn giới tính của mình theo xu hướng thích bạn tình là nam hay nữ. Bởi vì cô chị đã có người yêu tại TP.HCM nên muốn phẫu thuật tạo hình âm đạo trước.

Bệnh nhân có hình dáng dương vật khá rõ ràng và có tinh hoàn ở ống bẹn. Chúng tôi đã phẫu thuật vùi dương vật xuống và tạo hình âm đạo.

Ca phẫu thuật khá thành công, khoảng một năm sau bệnh nhân này cũng đã lấy chồng”, bác sĩ Dung nói.

Còn người em gái thì sau này cũng đã phẫu thuật tạo hình dương vật để trở lại đúng giới tính nhiễm sắc thể của mình.

Hội chứng không nhạy cảm với Androgen thường tạo ra những câu chuyện trớ trêu về giới tính. Bác sĩ Dung đã từng gặp trường hợp nam thanh niên cao, to nhìn rất nam tính đã đến tư vấn bác sĩ do có 2 bộ phận sinh dục.

Nam thanh niên đã rất căng thẳng để trút bầu tâm sự với bác sĩ về bộ phận sinh dục kỳ lạ của mình và mong bác sĩ trả lại giới tính đúng cho anh.

Vì sao có hiện tượng người có hai bộ phận sinh dục?

Theo bác sĩ Dung, Hội chứng không nhạy cảm Andogen là một rối loạn di truyền xảy ra ở giai đoạn ở bất cứ giai đoạn nào. Khiến cho cơ thể không phản ứng với Androgen hormone làm phát triển giới tính nam.

– Trường hợp thứ nhất, đứa trẻ mắc phải hội chứng này ở mức độ nhẹ sẽ có ngoại hình bên ngoài là con trai, nhưng lỗ đái thấp và dương vật nhỏ.

– Trường hợp hai, không nhạy cảm androgen một phần. Những trường hợp này thường có tinh hoàn có thể ở trong ổ bụng. Ở mức độ nhẹ thì cơ thể đó có bộ phận sinh dục nam ở bên ngoài nhưng không rõ ràng, vú không phát triển, có môi bé và có dương vật.

  • 2000 bác sĩ mắc ung thư và bệnh hiểm nghèo: Con số “tiết lộ” những nguy cơ của nghề bác sĩ

  • Nhiều người Việt phải ôm máy chạy thận suốt đời do tự dùng thuốc và chữa bệnh trên mạng

  • Người Việt đang trả giá vì những thói quen xấu: 8/10 ca tử vong là do “thủ phạm” này

“Đối với trường hợp các bé này cha mẹ thường không biết cho nên nếu có đặc điểm dương vật trội hơn sẽ được phát triển theo giới tính nam, còn âm vật trội hơn thì sẽ là giới tính nữ”, bác sĩ Dung nói.

– Trường hợp 3, không nhạy cảm với Androgen hoàn toàn, đưa trẻ này được sinh ra giống nữ giới hoàn toàn. Dấu hiệu và triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến tuổi dậy thì.

Hiện nay, không có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hội chứng không nhạy cảm androgen, nhưng một số can thiệp sẽ giúp người mắc hội chứng không nhạy cảm Androgen có một cuộc sống khỏe mạnh và trọn vẹn.

Việc can thiệp cho những bệnh nhân này thường là phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục tuỳ vào nguyện vọng của bệnh nhân. Có những bệnh nhân có xu hướng thích nữ hoá sẽ muốn hoàn thiện mình theo hướng đó. Một số thích đối tác là nữ thì muốn được trả lại đúng theo giới tính nhiễm sắc thể của mình.

TS.BS Phạm Thị Việt Dung

Đơn vị công tác hiện nay: Giảng viên Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình – trường Đại học Y Hà Nội, bác sĩ tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Quá trình học tập:

– Năm 2004, học chuyên khoa định hướng Phẫu Thuật Tạo Hình

– Năm 2005-2008, học bác sĩ Nội trú chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình tại Bệnh viện trường Đại học Y Hà Nội khoá 29

– Năm 2015, 2016 theo học các khoá chuyên sâu về Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ tại trường Đại học Pittsburg (Hoa Kỳ) và trường Đại học Tsukuba (Nhật Bản)

– Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ năm 2017
Theo Tri Thức Trẻ