Lúc này, một người giúp việc ưng ý được ví như một “trợ lí gia đình” đắc lực san sẻ bớt gánh nặng. Tuy là một nghề được xã hội công nhận, song chưa từng có một chương trình đào tạo bài bản nào cho ngành nghề này tại Việt Nam, dẫn tới tình trạng giúp việc thiếu chuyên môn, thái độ làm việc không tốt và đạo đức nghề nghiệp chưa đảm bảo.
Chuyên môn chưa tốt
Những công việc gia đình tưởng chừng đơn giản, nhưng lại đòi hỏi một lượng kiến thức và kĩ năng nhất định. Chuẩn bị một bữa ăn cho gia đình đòi hỏi người giúp việc phải có hiểu biết về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm; lau dọn sắp xếp nhà cửa yêu cầu người giúp việc phải nắm được các loại công cụ, máy móc, hoá chất tẩy rửa phù hợp với từng loại vật liệu, chất liệu đồ đạc. Đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ, người già hay thú cưng cần chăm sóc, người giúp việc không chỉ cần kiến thức về chăm sóc các đối tượng này, mà còn cần có kinh nghiệm để xử lí các tình huống ngoài ý muốn.
Một người giúp việc nếu như bị hổng một trong các kiến thức và kĩ năng nền cần thiết không chỉ làm việc kém hiệu quả, mà còn có thể vô tình làm hư hỏng tài sản của nhà chủ, hay nghiêm trọng hơn là gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình.
Thái độ thiếu chuyên nghiệp
Nếu nhìn nhận giúp việc như một loại hình dịch vụ, thì đây là một trong những dịch vụ thiếu chuyên nghiệp, thiếu cam kết nhất. Về quê dài ngày, không lắng nghe và thiếu hợp tác với góp ý của gia chủ, thường xuyên đòi tăng lương giảm giờ làm… là những thái độ thường thấy ở những người giúp việc hiện nay. Thay vì làm việc chu đáo, chăm chỉ và có tâm, giúp việc chỉ chăm chăm đòi hỏi quyền lợi nhiều hơn nữa từ gia chủ.
Đạo đức nghề nghiệp – khái niệm xa lạ?
Đạo đức nghề nghiệp của nghề giúp việc lâu nay vẫn được nhìn nhận một cách đơn giản là sự trung thực, không ăn cắp trộm vặt, không… ăn bớt tiền chợ. Nhưng không, một người giúp việc có đạo đức cần nhiều hơn thế. Họ phải biết bảo vệ thông tin của gia chủ, nói cách khác là không ngồi lê đôi mách với hàng xóm, người quen về căn nhà mà mình đang phục vụ. Họ phải biết đối xử nhã nhặn, bình tĩnh với trẻ em, người già, thú cưng, không được sử dụng bạo lực tay chân đã đành, nhưng cũng không được phép dùng lời nói làm tổn thương các đối tượng nhạy cảm này. Làm được những điều này không hề dễ, đặc biệt là với những người giúp việc có nhận thức thấp.
Tìm đâu một “trợ lí gia đình” chuẩn mực?
Một trong những giải pháp hiện đại và đáng tin nhất cho vấn đề người giúp việc là Mori-Mori: dự án cung cấp giúp việc được đào tạo theo quy chuẩn Nhật Bản phù hợp với văn hóa gia đình người Việt. Với Mori-Mori, giúp việc gia đình là một dịch vụ chuyên nghiệp, cần được đào tạo bài bản cả về chuyên môn, thái độ lẫn đạo đức nghề nghiệp. Dưới sự dẫn dắt của Mori-Morii, 100% người giúp việc đảm bảo:
– Hiểu biết về thực phẩm, dinh dưỡng, công cụ và hoá chất; được cung cấp các hoá chất tẩy rửa từ Nhật Bản; đảm bảo sức khoẻ cho gia chủ.
– Có thái độ phục vụ tôn trọng, đúng mực đúng như phong cách Omotenashi của người Nhật.
– Có lí lịch rõ ràng, được đảm bảo về nhân thân lẫn nhân cách; có hồ sơ nhận xét từ các gia chủ cũ, có cam kết về trách nhiệm và hiệu quả công việc.
Ngoài ra, Mori-Mori không ngần ngại lắng nghe ý kiến đánh giá từ gia chủ trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ, từ đó có thể tiếp thu và nâng cao chất lượng dịch vụ giúp việc gia đình.
Với những trợ lí gia đình được đào tạo bài bản từ Mori-Mori, mọi gánh lo của bạn sẽ tan biến, hãy tận hưởng những giây phút thảnh thơi của cuộc sống nhé!
Thông tin tham khảo
Địa chỉ: Số 20 lô 11A, Trung Yên 10, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 1900 633 969
Website: www.mori-mori.vn
Android: https://goo.gl/RgL9TM
IOS: https://goo.gl/mmCUCZ
Theo Trithuctre