Thời gian vừa rồi, tại Việt Nam, phong trào giảm thiểu rác thải nhựa để bảo vệ môi trường đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ.

  • Tham khảo thêm Giải pháp cực hay: cửa hàng ở Chiang Mai dùng lá chuối bọc thực phẩm để hạn chế túi nhựa

Không chỉ dừng lại ở những thử thách dọn rác, rất nhiều hàng quán, siêu thị cũng nhiệt tình tham gia vào phong trào này với các hành động điển hình như sử dụng ống hút thân thiện hơn với môi trường, sử dụng lá để gói thực phẩm thay vì dùng túi nilon…

Trước đó, việc một cửa hàng rau tại Chiang Mai sử dụng lá chuối để bọc thực phẩm đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy phong trào giảm thiểu rác thải nhựa bảo vệ môi trường diễn ra mạnh mẽ hơn và lan rộng ở nhiều nơi.

Và mới đây nhất, một quán cà phê tại Philippines lại tiếp tục gây xôn xao với hành động thay thế ống hút nhựa bằng ống hút làm từ… lá dừa.

Người quyết định sử dụng ý tưởng này là cô Sarah Tiu, 37 tuổi, chủ quán cà phê Cafe Editha ở Dapa, Surigao del Norte, Philippines. Theo chia sẻ của cô, ý tưởng này bắt nguồn từ một chuyến du lịch của cô cùng gia đình đến đảo Corregidor ở Siargao. Khi đó, cô uống nước dừa trên đảo và người bán hàng đã sử dụng luôn lá dừa để làm ống hút.

Cũng là một người có mong muốn loại bỏ ống hút nhựa để bảo vệ môi trường, trước đó, cô Tiu đã từng thử sử dụng ống hút giấy và ống hút kim loại trong quán cà phê của mình. Tuy nhiên, một số khách hàng vẫn phàn nàn và không thích chúng. Chính vì thế, khi bắt gặp chiếc ống hút được làm từ lá dứa, cô Tiu đã nghĩ ngay đến việc đưa về áp dụng tại quán cà phê của mình.

Thông báo về việc thay đổi ống hút trên fanpage của quán nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người.

Quán cà phê tại Philippines cho ra đời ống hút lá dừa tiếp nối phong trào giảm rác thải nhựa - Ảnh 3.

Chiếc ống hút lá dừa được thiết kế rất đơn giản. Mỗi đoạn lá dừa sẽ được giữ nguyên sống lá, cuộn tròn 2 bên lá thành hình chiếc ống hút rồi cố định lại.

Sự thay đổi tiên phong này hiện tại vẫn đang nhận được sự ủng hộ của rất nhiều khách hàng.

Theo Trithuctre