Tình trạng chân phù khi mang thai không quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng kéo dài mà không có cách xử lý có thể dẫn đến chứng tiền sản giật.
|
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu natri: Việc phụ nữ mang thai ăn mặn quá mức sẽ khiến cơ thể tích nước nhiều, gây ra tình trạng sưng phù chân diễn tiến xấu hơn. |
|
Tăng lượng kali: Ở những bà bầu bị phù chân thường hay có hiện tượng thiếu kali và thừa natri. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao kali tự nhiên bao gồm:Khoai tây, khoai lang, chuối, cải bó xôi… |
|
Giảm lượng caffeine: Caffeine có tác dụng như một chất lợi tiểu nhẹ làm thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu khiến cơ thể có xu hướng giữ lại chất lỏng để tự cân bằng dẫn đến phù nề ở chân. |
|
Uống nhiều nước: Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp thanh thải độc tố, loại bỏ bớt muối và dịch thừa giúp giảm phù nề ở vùng chân hiệu quả. |
|
Nằm nghiêng khi ngủ và kê cao chân: Mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái, tư thế này giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm sưng phù chân hiệu quả. |
|
Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát: Việc mặc quần áo quá chật, ôm bó sát đặc biệt là ở khu vực cổ tay, thắt lưng và mắt cá chân có thể khiến vấn đề phù chân khi mang thai thêm nặng hơn. |
|
Đi bộ: Dành thời gian từ 5 – 10 phút mỗi ngày để đi bộ sẽ giúp cải thiện sức khỏe, tốt cho quá trình lưu thông máu và hỗ trợ giảm sưng phù chân hiệu quả. |
|
Chọn giày dép phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai, phòng tránh được các vấn đề xảy ra ở lưng và hông khi trọng lượng cơ thể thay đổi vào giai đoạn cuối thai kỳ. |
|
Massage là cách giảm phù chân khi mang thai hữu hiệu giúp thư giãn các cơ và cải thiện tuần hoàn giúp giảm phù nề ở chân hiệu quả./. |
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Theo Brightside